Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MAS) vừa có báo cáo triển vọng chứng khoán năm 2022.
Năm 2021, VN-Index đã thành công vượt mốc 1200 điểm và chinh phục ngưỡng 1500 điểm, mặc dù nền kinh tế trải qua 2 đợt bùng phát dịch liên tiếp. Ngân hàng, Bất động sản, Nguyên vật liệu, Xây dựng cơ bản, Dịch vụ tài chính là những ngành dẫn dắt thị trường, lần lượt đóng góp 31%, 23%, 15%, 10%, và 8% vào mức tăng của VN- Index.
MAS dự phóng GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 4% trong quý 4 và 2,3% trong năm 2021, trong kịch bản nền kinh tế dần tăng tốc vào giữa tháng 10, nhờ vào đầu tư công và dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng chính và được đẩy mạnh khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Trong năm 2022, khi tỷ lệ tiêm vắc xin kì vọng đạt mức trên 70%, cùng với kinh nghiệm “sống chung với Covid” của các tháng trước đó, GDP 2022 của Việt Nam có thể dao động trong khoảng 5,7-6,2% trong trường hợp Việt Nam mở cửa kinh tế thành công, theo ước tính của chúng tôi. Các động lực tăng trưởng chính bao gồm: Dòng vốn FDI kì vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu; Đầu tư công được đẩy mạnh; Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ kinh tế, duy trì mặt bằng cho vay thấp, ổn định vĩ mô, và việc thúc đẩy chuyển đổi số chính phủ và doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự hồi phục của nền kinh tế.
MAS dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên 130 tỷ USD năm 2022, lạm phát bình quân 3,8% và đặc biệt tăng trưởng tín dụng mức trên 13%.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 84.000 tỷ
Thanh khoản thị trường liên tục thiết lập mức cao mới, với mức giá trị giao dịch khớp lệnh cao nhất trên 43 nghìn tỷ/ngày (vào ngày 19/11). Tính bình quân, giá trị giao dịch khớp lệnh hàng ngày tăng gấp 4 lần so với năm 2020 lên gần 20 nghìn tỷ/ngày.
Khối ngoại duy trì chiến lược bán ròng trong năm 2021, với tổng giá trị bán ròng gần 55 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,6 tỷ USD), gấp 3 lần so với mức bán ròng trong năm 2020. Năm 2021, xu hướng rút ròng của khối ngoại diễn ra khắp các thị trường khu vực Châu Á, ngoại trừ Ấn Độ và Indonesia. Về giao dịch ETF, có gần 115 triệu USD vào ròng trong 11 tháng đầu năm, chủ yếu từ Fubon FTSE Vietnam ETF (+202 triệu USD).
Tin Khác
Chứng khoán MB ra mắt nền tảng giao dịch S24
Thị giá lập đỉnh mới, lãnh đạo Fideco (FDC) mang gần 1,4 triệu cổ phiếu FDC ra bán để giải quyết nhu cầu tài chính
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 15/2