27 Tháng Bảy, 2024

Goctonvinh.com

Người Nổi Tiếng I Kênh tin tức giải trí hàng đầu Việt Nam

Trong tình trạng thiếu chip toàn cầu, ai là người hưởng lợi lớn nhất?

Sau dầu mỏ, Mỹ đã tìm ra vũ khí thứ hai để thu hoạch của cải thế giới: chip.

Chip cùng với phim Mỹ và khoai tây chiên của Mỹ được mệnh danh là “bộ ba” về sức ảnh hưởng của nước Mỹ đối với thế giới.

Trong số 10 công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới, chỉ riêng Mỹ đã chiếm 6. Ba công ty Qualcomm, Nvidia và Broadcom hàng đầu đều là các công ty của Mỹ. Họ đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ trong đợt tăng giá chip này.

Vào ngày 29/7, Qualcomm đã công bố báo cáo tài chính quý ba năm 2021. Tổng doanh thu của quý tài chính là 8.060 tỉ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng là 2.027 tỉ USD, tăng 140 % so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý đầu tiên của năm nay, Nvidia đã lập kỷ lục doanh thu 5,66 tỉ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái và giá cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 50% trong năm nay.

Đằng sau thành tích cao kỷ lục của các công ty bán dẫn Mỹ là vị thế thị trường vững chắc của các công ty Mỹ trong ngành bán dẫn và phần mềm EDA tự động hóa thiết kế chip. Các công ty Mỹ kiểm soát hơn 90% thị phần trên lĩnh vực này, quý 2 năm nay, nhà cung cấp các công cụ thiết kế chip lớn nhất thế giới Synopsys đạt doanh thu 1,024 tỉ đô la Mỹ, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, hiệu suất dòng tiền vượt xa mong đợi.

“Sự thiếu hụt chip” không chỉ mang lại lợi ích các công ty Mỹ nói trên, mà hãng gia công bán dẫn duy nhất của Mỹ, Global Foundries (GF), cũng thoát khỏi khỏi tình cảnh thua lỗ liên tiếp trong một thập kỷ. Hiện tại AMD đang là khách hàng của Global Foundries với thỏa thuận trị giá khoảng 1,6 tỉ USD trong năm nay.

Theo ông chủ Tom Caulfield của GF: “Ford, Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz, Chrysler, GM,… ông chủ của tất cả các hãng xe này đều trở thành những người bạn thân mới của tôi”. Chỉ trong tháng trước, định giá của GF đã tăng 50% và thúc đẩy kế hoạch IPO đầy tham vọng vào năm 2022.

Tuy nhiên, so với Qualcomm, Nvidia và GF, một công ty Mỹ có thể được coi là người chiến thắng lớn nhất trong “sự thiếu hụt cốt lõi” toàn cầu này: Applied Materials.